Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 6 Tháng Tuổi Tốt Nhất

Khi bước vào tháng thứ 6 bé có dấu hiệu đói nhiều, cân nặng của bé tăng trậm lúc này bé cần ăn dặm. Mẹ cần có chế độ chăm sóc bé hợp lý. Dưới đây Attipas chia sẻ các mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi tốt nhất

Chăm sóc bữa ăn và giấc ngủ của bé

Ở tháng thứ 6, đa số các em bé sẽ được mẹ cho ăn món ăn dặm đầu tiên. Nhưng cũng có những bé đã được cho ăn từ sớm hơn, và đã chịu nhai nhóp nhép thức ăn một cách ngon lành rồi. Bạn hãy lưu ý rằng bé sẽ mất dần lượng sắt vốn có sẵn trong cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ, và cần phải bổ sung thêm

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

 – Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ngày cho bé 6 tháng

– Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, đến khi bé 6 tháng tuổi thì ăn thêm 1 bữa trước 7h tối.

– Độ thô của cháo: tỉ lệ 1 gạo/10 nước.

– Chất đạm: 5-10g (đậu phụ 25g, trứng dưới 2/3 lòng đỏ (trứng ở Nhật to hơn ở Việt Nam))

– Cháo: 5g – 30 g (gạo, mì, bánh mỳ)

– Rau: 5 – 20g (cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo…)

– Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn này

– Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn

– Bắt đầu chỉ nên cho trẻ ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê

– Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để từ đó nhận biết được khẩu vị của bé

– Khi giới thiệu một loại đồ ăn dặm mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong 3-4 ngày

– Trong quá trình cho bé ăn, mẹ hãy để mắt đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.

– Trong thời điểm này, mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm của con. Lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.

– Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.

– Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).

Giấc ngủ bé

Em bé của bạn vẫn cần 3 giấc ngủ kéo dài khoảng 1-3 tiếng vào ban ngày, và 10 tiếng vào ban đêm. Việc dỗ bé ngủ đôi khi làm bạn mệt mỏi, đặc biệt là khi bé không thích ngủ nhiều. Ban đêm bạn ru bé ngủ bằng cách nào thì cũng hãy thực hiện y như vậy cho bé vào ban ngày. Nếu vợ chồng bạn cùng đồng lòng và kiên nhẫn, bạn sẽ tạo được cho bé thói quen ngủ với những tiếng động ồn ào xung quanh.

Hành vi ứng xử của bé 

Ở độ tuổi này, em bé của bạn có thể  học cách tắc lưỡi như người lớn. Một số thậm chí còn túm lấy mũi hay cằm của bố mẹ và ngậm mút ngon lành. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn phát triển bằng miệng, khi mà em bé của bạn sẽ khám phá rất nhiều điều mới mẻ bằng miệng của mình. Bạn đừng quá cứng nhắc trong vấn đề giữ vệ sinh cho bé, hay quyết liệt không cho ngậm bất cứ thứ gì vào miệng. Giờ đã là thời điểm bé của bạn tập ăn dặm, xung quanh bé có la liệt những thứ đồ có thể sạch sẽ, vô trùng, cũng có thể mất vệ sinh. Bạn phải làm quen với điều này thôi.

Nếu bạn vẫn chưa có thói quen đọc sách cho bé mỗi tối, hãy bắt đầu từ bây giờ. Hãy quan sát khuôn mặt bé khi bạn chỉ cho bé những hình ảnh sống động hay những cảnh quen thuộc. Mỗi khi giao tiếp với con, bạn đừng nhận xét hay phê phán điều gì, bởi vì em bé của bạn chắc chắn không làm như vậy đâu.

Giữ cho bé luôn khỏe mạnh

Tháng này em bé của bạn đã đến ngày tiêm mũi chủng ngừa thứ 3, nên bạn hãy hẹn lịch chích ngừa cho bé, hoặc tìm hiểu địa điểm có dịch vụ tiêm ngừa miễn phí cho trẻ em. Sau khi bé chích ngừa, bạn hãy để bé được nghỉ ngơi yên tĩnh. Những phản ứng phụ sau khi tiêm ngừa là khá hiếm hoi, nhưng em bé của bạn có thể sẽ hơi khó chịu, quấy khóc sau khi chích. Hãy tham khảo thêm thông tin và biểu đồ chủng ngừa trong trang web này để biết thêm chi tiết.

Nhiều em bé bị cảm lần đầu tiên khi được khoảng 6 tháng khiến bố mẹ lo lắng khá nhiều. Các ông bố, bà mẹ đều cảm thấy lo sợ khi con mình bị bệnh lần đầu tiên, và thường nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ. Nếu bạn có cảm giác bé không được khỏe mạnh, mặc dù bé vẫn tỏ ra bình thường, thì bạn vẫn nên đưa bé đi khám. Những dấu hiệu cho thấy bé không được khỏe là bé thay đổi lượng ăn uống, nhiệt độ cơ thể tăng, phát ban đỏ, nôn ói, hay bé tỏ ra khó chịu, quấy khóc.

Cùng chơi đùa với bé

Hai mẹ cọn bạn hãy tham gia các hoạt động xã hội, chẳng hạn như nhóm trẻ chơi chung cho bé, lớp thể dục thẩm mỹ cho mẹ, nếu bạn thấy hứng thú. Bạn cũng có thể đăng ký cho bé vào lớp matxa cho em bé, hay đơn giản chỉ cùng các ông bố, bà mẹ khác đẩy con đi dạo. Những hoạt động này chính là phương cách hữu hiệu giúp bạn tạo mối quan hệ với cộng đồng.

Bạn đừng quan niệm rằng bạn phải ở bên cạnh chơi với con suốt cả ngày. Thực ra em bé của bạn cũng cần có những khoảng thời gian yên tĩnh, và sẽ cảm thấy thư giãn khi được ở một mình. Nếu bé vui vẻ, sảng khoái và không bị đói bụng, không buồn ngủ, thì bạn hãy để bé một mình, chỉ nằm nhìn ngắm món đồ chơi nào đó, tự bé sẽ tạo ra niềm vui cho chính mình. Làm như vậy nghĩa là bạn đã giúp bé hình thành một kỹ năng sống quan trọng cho suốt cuộc đời sau này, ngay từ những năm tháng đầu đời của bé.

Khi bạn cười với bé, bé sẽ cười đáp lại. Bé sẽ tỏ ra thích thú một số trò chơi nhỏ và gần như đoán trước được trò đó sẽ diễn ra tiếp theo như thế nào. Nhưng đừng kéo dài trò chơi quá lâu với bé, em bé của bạn chưa đủ sức chơi hay trò chuyện với bạn lâu, và bé sẽ tỏ thái độ cho bạn biết điều này. Bé có thể sẽ ko chăm chú nhìn bạn nữa mà nhìn đi chỗ khác, trở nên cáu kỉnh, và có thể khóc. Như thế nghĩa là bạn hãy ngưng trò chơi lại và chuyển bé sang hoạt động khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.